Lịch sử Senpai_và_kōhai

Naginata được dùng ở lễ hội thể thao tại Hamamatsu vào năm 1911. Trong quá khứ, huấn luyện kỷ luật ở các câu lạc bộ trường đã ảnh hưởng quan hệ senpai–kōhai với học sinh.

Quan hệ senpai – kōhai có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử Nhật Bản. Ba yếu tố tác động lớn sự phát triển của nó: Nho giáo, chế độ gia đình truyền thống của Nhật Bản, và Bộ Dân luật năm 1898.[10]

Tuy Nho giáo tới Nhật Bản từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9, nhưng chính Lý học là tư tưởng ra đời từ Nho giáo đã thay đổi xã hội Nhật Bản một cách sâu sắc, trở thành thuyết chính thức của Mạc phủ Đức Xuyên (1603–1867). Bấy giờ, nguyên lý "trung" và hiếu là cống nạp (朝貢 chōkō) thịnh hành ở Nhật Bản, vì sự tôn trọng người trọng tuổi và thờ cúng tổ tiên của Nho giáo Trung Quốc đã được người Nhật chấp nhận và Nho giáo đã truyền khắp cuộc sống hàng ngày. Giống như những ảnh hưởng khác của Trung Quốc, những ý tưởng này được người Nhật kén và sửa đổi cho hợp với Nhật Bản. Ví dụ: “trung” trong Nho giáo được hiểu theo nghĩa là lòng trung thành với lãnh chúa phong kiến ​​hoặc Thiên hoàng.[11]

Gia (家 ie) cũng được các quy tắc ứng xử của Nho giáo quy định và ảnh hưởng sự tạo thành quan hệ senpai-kōhai. Trong chế độ gia đình này, người cha, là trưởng nam, có quyền lực tuyệt đối với gia đình vì ông được giáo dục và được xem là có kiến ​​thức đạo đức vượt trội. Vì tôn kính cấp trên là đức tính trong xã hội Nhật Bản, nên vợ và con cái đều phải tuân theo ông. Ngoài chế độ cha truyền con nối ra, chỉ con trai cả mới có thể nhận được tài sản của cha anh, và cả con gái lớn lẫn con nhỏ hơn đều không nhận được bất cứ thứ gì từ ông.[12]

Bộ Dân luật năm 1898 là yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng với quan hệ senpai – kōhai. Bộ luật này vừa tăng cường các đặc quyền về thâm niên, vừa củng cố chế độ gia đình truyền thống bằng cách định nghĩa rõ ràng các giá trị thứ bậc trong gia đình, gọi là chế độ hộ chủ (戸主制, koshusei). Chủ gia đình có quyền chỉ huy gia đình của mình và con trai cả kế thừa vị trí đó. Năm 1947, các luật lệ này bị bãi bỏ sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến II, song những lý tưởng này vẫn giữ ảnh hưởng tâm lý trong xã hội Nhật Bản trong suốt những năm về sau.[12]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Senpai_và_kōhai http://www.japanintercultural.com/en/news/default.... http://www.pacis-net.org/file/2005/112.pdf //www.worldcat.org/issn/0277-3066 https://books.google.com/books?id=2ePS2_IXtX0C&pg=... https://books.google.com/books?id=3C_BFE6YO6gC https://books.google.com/books?id=FgvGOHB15BwC https://books.google.com/books?id=GMKDs1cZB5kC https://books.google.com/books?id=TW7lHYwXhS4C&pg=... https://books.google.com/books?id=bNIDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=jtsDAAAAMBAJ&pg=...